Bạn có thường xuyên được nghe về lá ngải cứu không. Ngoài việc được sử dụng trong ẩm thực. Ngải cứu còn là một vị thuốc dân gian với những công dụng tuyệt vời. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cây ngải cứu này nhé.
Nói đến loại thảo dược phổ biến và có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền. Lại còn có thể sử dụng để ăn thì không thể không nhắc tới ngải cứu. Với vô vàn công dụng tốt cho sức khỏe, ngải cứu được tin dùng để chữa bệnh và làm đẹp. Cùng xem thử ngải cứu có thể chế thành những bài thuốc nào nhé.
Ngải cứu là gì?
Đối với người Việt Nam, ngải cứu là loại cây không hề xa lạ, không chỉ được dùng để ăn kèm cùng nhiều món ăn với mùi hương đặc trưng. Nó còn được dùng như một loại thuốc nam để chữa bệnh cực kỳ tốt.
Đây là một loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng. Với đặc điểm thân cây màu trắng bạc hoặc xanh bạc, lá hình lông chim có màu vàng – xanh và hoa dạng búp có màu sáng hoặc vàng nhạt, do đó bạn có thể dễ dàng nhận ra loại cây này. Có thể bạn chưa biết, nhưng tất cả những phần của cây đều được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền trong hàng trăm năm nay, nhất là ngải cứu phơi khô lâu năm lại càng tốt hơn.
Tác dụng của ngải cứu
Theo Tiến sĩ Lê Thị Kim Loan – Nguyên trưởng khoa bào chế – Viện dược liệu – Bộ y tế cho biết Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, quy vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận được sử dụng để điều hòa khí huyết, giúp cầm máu, giảm đau. Chính vì vậy mà công dụng phổ biến nhất của ngải cứu đó là điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ, nhất là với những người gặp vấn đề về kinh nguyệt không đều, máu kinh ra nhiều, đau bụng kinh.
Cũng theo Tiến sĩ, trong những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu mà đặc biệt là các trường hợp có thai mà ra máu thì nên dùng ngải cứu để cầm máu. Ngoài ra, vì có tác dụng giảm đau nên ngải cứu có thể được dùng để giảm những cơn đau đối với các bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp.
Ngải cứu cũng có thể trị các bệnh mụn nhọt, lở ngứa, vàng da nhờ tinh dầu trong lá của loại cây này có tính kháng viêm. Một hợp chất đáng chú ý trong ngải cứu là chamazulene hoạt động như một chất chống oxy hóacó thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể, đây có thể là nguyên nhân đưa đến ung thư, các bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer và một số bệnh lý khác.
Lấy lá ngải cứu tươi, trần với nước sôi rồi vớt ra thái nhỏ, tiếp tục đun với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Lọc lấy nước rồi cho vào bình thủy tinh. Bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày dùng lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên mặt, thực hiện 3 lần mỗi ngày sẽ giúp cung cấp độ ẩm, giúp sáng mịn làn da.
Trên đây là những công dụng của ngải cứu đối với sức khỏe, tuy nhiên hãy lưu ý không nên sử dụng đối với người bị dị ứng với ngải cứu, những người bị suy gan, suy thận vì tinh dầu trong ngải cứu có thể gây độc đến gan, thận.
Người bị rối loạn đường ruột không nên dùng do ngải cứu có thể gây khó khăn trong kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt phụ nữ có thai muốn dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là trong 3 tháng đầu do ngải cứu có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Một số bài thuốc từ ngải cứu
Theo Bác sĩ Phạm Minh Triều – Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Tháp cho biết nếu dùng lá ngải cứu kết hợp với giấm, lá lốt để đắp lên những vùng bị đau trên cơ thể như khớp gối, thắt lưng để giảm đau.
Dùng 16gr lá ngải cứu tươi, sắc chung với 16gr tía tô cùng 600ml. Đến khi thuốc cạn còn 100 ml, tắt bếp, lọc lấy thuốc, chia thuốc ra làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có thể hỗ trợ an thai cho phụ nữ.
Với những ai đang bị rối loạn kinh nguyệt, hoặc đau bụng mỗi khi hành kinh thì có thể áp dụng bài thuốc từ ngải cứu bằng cách sắc 500gr ngải cứu cùng hương phụ và 1 lít nước. Uống 2 lần mỗi ngày trước khi ăn sáng và tối 1 tiếng.
Những trường hợp ra nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt thì áp dụng bài thuốc gồm lá ngải cứu 12gr, đương quy 10gr, xuyên khung 3gr, sinh địa 10gr, bạch thược 5gr. Cho tất cả nguyên liệu trên đã rửa sạch cùng khoảng 800ml nước và đun sôi đến khi thuốc cạn còn khoảng 300ml thì dừng, chắt lấy nước. Chia thuốc và uống 3 lần trong ngày.
Với những công dụng của ngải cứu cùng các bài thuốc từ ngải cứu. Bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình và người thân. Tuy nhiên hãy lưu ý cách sử dụng và những trường hợp cần tránh sử dụng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để dùng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.
Nguồn: Vinmec
Mua giấm tại Tokyobeauty để làm bài thuốc giảm đau cùng ngải cứu:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH